nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện gồm những bài sau:
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [7].
Trích ý kiến của:
Có rất nhiều giai thoại được kể về Bà:
Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[12] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét [13].
Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[12] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[14] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.
Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan.[15]
Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[16]
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Mấy mùa thu qua
Lượt xem: 17983
17/12/2014 22:06
Hôm qua trên phố người đông
Tình cờ gặp lại bạn lòng năm xưa
Buồn vui nói hết sao vừa
Từ chia ly đã mấy mùa thu qua
Gốc đa buồn
Lượt xem: 33645
17/12/2014 22:05
Đọc kinh gỏ mõ tìm quên
A Di Đà Phật …tóc em đen huyền
Khói nhang nghi ngút trước thềm
A Di Đà Phật …tội thêm trăm lần
Mẹ và quê hương
Lượt xem: 25109
17/12/2014 22:04
Tự do nào khi không còn dân trí
Độc lập nào khi chẳng có quê hương
Tội tình chi những kẻ đi xuống đường
Nếu đã mất quê hương là huyền thoại
Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối
Lượt xem: 23344
17/12/2014 22:03
Nón nghiêng che O bên bờ sông vắng
Đứng lặng thầm như thể đang chờ ai
Gió hiu hiu hôn nhẹ mái tóc dài
Tóc chưa rối răng lòng anh đã rối
Quê hương tìm lại
Lượt xem: 27741
17/12/2014 22:02
Độc lập nào khi không còn công lý
Dân chủ nào khi chẳng có tự do
Lòng người dân luôn phải phập phồng lo
Đất cha ông ngày mai còn hay mất
Ăn năn một cõi thương về
Lượt xem: 19801
17/12/2014 22:01
Đọc những dòng thơ của người ta
Chút gì cay đắng như xót xa
Nghe buốt hồn tôi trong băng giá
Khi gió mùa đông thổi lạnh qua
Bóng tàu sân ga
Lượt xem: 29437
17/12/2014 22:00
Em buồn đứng cuối sân ga
Nhìn theo chiếc bóng tàu xa xa dần
Đôi con mắt ướt long lanh
Phải chăng là của một lần tiễn đưa
Trái tim Việt Nam
Lượt xem: 28730
17/12/2014 21:59
Xin cám ơn người_những đấu tranh nhân bản
Xin cám ơn đời_những lời khen_chê
Tất cả đem chúng ta gần nhau hơn
Khi trái tim Việt Nam không là một nửa
Lời hăm dọa con gái
Lượt xem: 29235
17/12/2014 21:58
Em đã bảo không còn yêu anh nữa
Đừng đến nhà năn nỉ để làm chi
Kể từ giờ mỗi đứa con đường đi
Chớ theo sau làm cái đuôi kỳ dị
Giọt đắng cà phê
Lượt xem: 38654
17/12/2014 21:57
Những chiếc lá hôm nào màu đã úa
Phố âm thầm khoác chiếc lá vàng thu
Quán cà phê đọng lại giọt âm dư
Hương dĩ vãng hẹn hò nơi quán cũ
Hiển thị 1161 - 1170 tin trong 2166 kết quả