Ngày mai chúng ta đòi lại phù sa
ngày mai chúng ta về cười rung bè rau muống...
đêm chuẩn bị có gì mà khẩu súng
trằn trên tay lại dựa vào vai?
Sau một chặng đường dài
đêm nay chúng ta ngồi trong hầm chật hẹp
súng với người ủ trong lòng đất
trận đánh ngày mai thức dậy với mầm cây.
Qua một chặng đường dài
chính khẩu súng đã làm ta tươi tốt
hạt gạo vẫn thường ăn mà người trồng không biết mặt
sao ta nhớ những ai đang ở đâu!
Ta nhìn lên trời, trời dậy ta khát khao
ta đi trong rừng, rừng nuôi ta dài rộng
mẹ dõi theo ta thức khuya dậy sớm
nắm cơm chiến hào xúc động quá, sao mai!
Xúc động quá, quê ơi!
nỗi căm giận không cứ chờ phải máu
mẹ ta ốm, húp bát canh rau dệu
chị ta hay ngồi khóc dưới bếp một mình
em ta ngủ hầm, sinh thấp khớp
ta nghe người ta nói đết bút, tưởng bút để mà ăn
chợp mắt mơ thấy người cho khoai, cho sắn.
Đêm chuẩn bị có gì mà khẩu súng
trằn trên tay lại dựa vào vai?
Mưa choang choang như đá đập trên đầu
đất đẫm ướt gian nan không định trước
rừng cảm thấy điều gì không nói ra không được
ta nóng lòng ôm súng ngóng ngày lên.
Mưa bão liên miên, giặc giã cũng liên miên
ta nhạy cảm với trái tim chiến sĩ
cuộc chiến đấu nên thơ mà cũng khe khắt thế
để sống một nghìn năm, ta gắng vượt một ngày
Đêm chuẩn bị có gì mà khẩu súng
trằn trên tay lại dựa vào vai?
Ta đi trong rừng suốt một thời trai trẻ
đánh giặc là ước mơ vạm vỡ như rừng
quen nhớ nhà, quen nhạt muối
khúc dân ca hát đi hát lại
qua nhịp cầu, chân ta bước so le
măng lên sáng dọc đường đi
ôm bó chông dài săn thú dữ
đêm ngủ hầm, thèm sách vở
nghe tiếng chim hồi hộp chân trời
sao ta nhớ mùa, nhớ mùa quá, mùa ơi!
qua nương rẫy, ngẩn ngơ từng gốc rạ
sao ta yêu ta quá!
núi ngất quanh ta, đội ngũ đã xong rồi
Đêm chuẩn bị có gì mà khẩu súng
trằn trên tay lại dựa vào vai?
Sau một chặng đường dài
đêm nay chúng ta ngồi trong hầm chật hẹp
ngày mai chúng ta về
chúng ta về
cho con trai cày vỡ những bình minh
con gái đứng bên thềm hong tóc
cho chị lấy chồng xa về giỗ tết
cho mẹ già nhận mặt đứa con dâu.
Ngày mai chúng ta về gọi những cánh đồng bằng cái tên rất cổ
đất giấu những lá cờ như cây khô giấu lá
chúng ta về làm cơn mưa tự do...
Chiến khu Cù Đinh 1974
Đất nước đàn bầu (câu 151 - 200)
Lượt xem: 19288
22/08/2013 14:51
Người nô lệ da vàng bất khuất
Vươn giữa trời thơm ngát tấm lòng son
Tóc phơ phơ bạc trắng sợi đau buồn
Sao bà hát những lời da diết
Đất nước đàn bầu (câu 101 - 150)
Lượt xem: 20011
22/08/2013 14:50
Phường chạm bạc, phường đúc đồng
Phố hàng Hài thêu những chiếc hài cong.
Những cô gái dệt the và phất quạt
Những hàng Điếu hàng Buồm hàng Bát
Đất nước đàn bầu (câu 051 - 100)
Lượt xem: 16140
22/08/2013 14:49
Anh con trai phường vải không về
Sông Cầu xa thăm thẳm
Vạt áo tứ thân lau nước mắt
Bà hát tôi nghe những điệu buồn
Đất nước đàn bầu (câu 001 - 050)
Lượt xem: 17978
22/08/2013 14:48
Đi dọc một triền sông
Những chiếc trống đồng vùi trong cát
Những mảnh bình vỡ nát
Những mũi tên lăn lóc
Thơ ru em ngủ
Lượt xem: 22928
22/08/2013 14:45
Ngủ đi em ơi, trời xanh sau lá thưa
Trưa đã sẫm rồi, cửa ngỏ sương sa
Em nằm nghiêng, tóc cụp xuống như lông thỏ
Như con sóc hiền, như chùm dẻ mùa đông.
Những chiếc lá rơi
Lượt xem: 26544
22/08/2013 14:41
Con người bé nhỏ
trong thành phố không màu
trước một chiếc cầu
không thể đi qua
Bài hát ấy vẫn còn dang dở
Lượt xem: 23810
22/08/2013 14:40
Nắng đã tắt dần trên lá im
Chiều đã xẫm màu xanh trong mắt tối
Đường đã hết trước biển cao vời vợi
Tay đã buông khi vừa dứt cung đàn
Bầy ong trong đêm sâu
Lượt xem: 21587
22/08/2013 14:39
Tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Thắp một ngọn đèn hồng như ánh lửa
Ðêm sâu quá đêm nào biết ngủ
Chỉ con người đến ngủ giữa đêm thôi
Chiều chuyển gió
Lượt xem: 19756
22/08/2013 14:36
Chân bước vội em về từ phố rộng
Mang mùa hè xanh biếc trên vai
Chiều mênh mông gió lớn thổi từ trời
Em bỏ nón, tóc lòa xòa trên má.
Bắc hành tạp lục
Lượt xem: 19124
22/08/2013 14:25
Tập thơ này của Nguyễn Du sáng tác trong vòng 1 năm, từ tháng hai đến tháng chạp năm Quý Dậu (1813) khi ông cầm đầu một phái đoàn sang sứ Trung Quốc. Mở đầu quyển là bài cảm tác khi trở ra Thăng Long để lên đường sang Trung Quốc. Bài cuối làm khi trở về đến Võ Xương (Hồ Bắc), từ đó lên thuyền trở về, nên không có đề tài ngâm vịnh nữa. Thơ ghi chép những điều trông thấy, những cảm nghĩ dọc đường.
Hiển thị 1171 - 1180 tin trong 1726 kết quả