Thơ

nguồn : https://vi.wikipedia.org/

Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng hồng... Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.

Cuộc đời và sự nghiệp

Ông sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Theo bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh.

Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).

Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như:

  • Hương tràm (1978), Vũ Hoàng phổ nhạc
  • Bài học đầu cho con (1986), Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài "Quê hương" và Anh Bằng phổ thành bài hát "Quê hương bài học đầu cho con"
  • Chút tình đầu (1984), Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài Phượng hồng (1988)
  • Khúc mưa, Phú Quang phổ nhạc
  • Những bông hoa trên tuyến lửa, Nguyễn Cửu Dũng phổ nhạc

Ông từng công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị và là chủ trang blog nổi tiếng chungdokwan

Tác phẩm

Thơ

  • Phượng Hồng
  • Những bông hoa trên tuyến lửa
  • Bài học đầu cho con

Tập thơ

  • Cỏ hoa cần gặp (1991)
  • Chân mây cuối trời (in chung cùng Hoàng Ngọc Biên, 2003)
Các tác phẩm khác

Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử Lượt xem: 12640
18/08/2013 10:15
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.

Tiểu sử các Nhà thơ Lượt xem: 15849
18/08/2013 07:01
Xuân Diệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bính - Xuân Quỳnh - Tố Hữu - Hàn Mặc Tử - Lâm Thị Mỹ Dạ - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Khuyến - Chế Lan Viên - Trần Đăng Khoa - Thâm Tâm - Huy Cận - Nguyễn Du - Phương Triều

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc Lượt xem: 10853
18/08/2013 06:49
Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao,

Thà đui Lượt xem: 13073
18/08/2013 06:41
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Chạy giặc Lượt xem: 16529
18/08/2013 06:40
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Ngóng gió Đông Lượt xem: 12732
18/08/2013 06:39
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

Từ biệt cố nhân Lượt xem: 10869
18/08/2013 06:37
Vì câu danh nghĩa phải đi ra,
Day mũi thuyền nan dạ xót xa,
Người dễ muốn chi nương đất khách,
Trời đà khiến vậy mến vua ta.

Mưa Lượt xem: 31834
18/08/2013 06:34
Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra

Cây dừa Lượt xem: 12988
18/08/2013 06:33
Cây dừa xanh toả nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.
Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Khi mẹ vắng nhà Lượt xem: 17006
18/08/2013 06:32
Khi mẹ vắng nhà, em luộc khoai
Khi mẹ vắng nhà, em cùng chị giã gạo
Khi mẹ vắng nhà, em thổi cơm
Khi mẹ vắng nhà, em nhổ cỏ vườn

Hiển thị 2041 - 2050 tin trong 2172 kết quả