Thơ

Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện
Nam-mô-a-di-đà!
Trong khúc mưa bay âm vang trời đất
Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...
 
Vi vút tầng cao con lá rụng
Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
Chân ta bước dưới khuông trời thành phố
Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ.
 
Thoắt tình đã vào xa vắng
Mình anh với bóng nhớ hoài em
Hồn như cánh chim vô định
Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.
 
Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?
Kia không gian thao thiết gót chân mềm
Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt
Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.
 
                              Thơ PHẠM NGỌC THÁI
                   Trích tập "Hồ Xuân Hương tái lai" 2012

PHẠM NGỌC THÁI VÀ BẢN TÌNH MƯA TUYỆT VỜI
 
HOÀNG THỊ THẢO
LỜI BÌNH:   Trong cái làn mưa bay dưới khuông trời thành phố, có một người thi sĩ đang lang thang nhớ bóng người yêu:

                        Vi vút tầng cao con lá rụng

                        Nghe lao xao sóng vỗ bên hồ
                        Chân ta bước dưới khuông trời thành phố

                        Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Đọc đến những từ "con lá rụng": Tức là hình ảnh hiu hắt của vài chiếc lá đang bay vi vút giữa tầng không, mà tác giả gọi là "con lá..." - Tôi bỗng liên tưởng đến câu thơ trong KIỀU của Nguyễn Du:
                       Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
     Đây là hình ảnh của vầng trăng khuyết cô quắt... khi nhớ đến bóng người đi xa. Mảnh trăng cô độc ấy nửa thì lọt qua song cửa soi lên chiếc giường chăn đơn gối chiếc của Kiều, nửa thì dõi theo cái bóng đã khuất dặm trường của chàng Thúc Sinh ở tận phương trời. Trở lại với bài "Mưa bay trong tiếng chuông" - Tuy hình ảnh ở bài thơ này của Phạm Ngọc Thái không đến mức sầu muộn, thê lương như hình tượng câu thơ trong Kiều? Song, những "con lá rụng..." đang bơ vơ bay giữa khuông trời của đêm cô đơn kia, cũng làm cho lòng ta xốn xang cùng với nhà thơ.
     Những tiếng sóng bên hồ lao xao vỗ theo bước chân anh. Cảnh mưa đó lại được hoà tấu bằng sự đồng vọng của tiếng chuông chùa buồn. Đó cũng chính là tiếng lòng thương nhớ của anh thi sĩ với người con gái đã xa xăm.
     Ba cái cảnh: Trời mưa, tiếng chuông và sự cô đơn... để tạo nên một bản tình xô-nát âm vang trong trời đất. Giọng điệu thi ca trầm... ngân nga... như câu thơ đã viết:
                       Tiếng chuông buồn lại hoá bản nhạc thơ

     Tôi trở lại với đoạn thơ đầu:
                       Chuông chùa thỉnh lên lời cầu nguyện

                       Nam-mô-a-di-đà!
                       Trong khúc mưa bay âm vang trời đất

                       Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là...

     Suốt bài thơ... làn mưa và tiếng chuông chùa cứ thao thiết trong nhau, hoà vào tâm tình của người thi sĩ. Cái tiếng chuông thỉnh lên lời cầu nguyện "nam-mô-a-di-đà" ấy, phải chăng cũng là tiếng khắc khoải nguyện cầu thao thiết trong anh? Anh đi trong khúc mưa bay với một tâm hồn trống trếnh, chơi vơi: Nửa tỉnh, nửa mê cũng thể như là... /-  Sự mơ màng như thể đang dẫn người đến bên cửa phật. Một bài thơ tình ở chốn thánh thần, làm cho tình thi vừa thân thương lại thêm màu huyền hoặc.

     Đến đoạn thứ ba thì người mới thực sự tả về em:
                       Thoắt tình đã vào xa vắng

                       Mình anh với bóng nhớ hoài em
                       Hồn như cánh chim vô định

                       Mái tóc em bay làn mưa mênh mang.

     Bóng của người con gái được hiện ra cũng rất hư hao, chỉ nhìn thấy trong làn mưa mái tóc em đang vương bay. Tâm hồn nhà thơ thì "như cánh chim vô định" - Nghĩa là mông lung, không có bến bờ, ở cõi vô tận vô cùng. Một tâm hồn lạnh lẽo, cô liêu. Hình ảnh thơ như ẩn, như hiện đưa ta hút sâu vào cùng tâm trạng của anh. Cũng chẳng khác là bao với tâm trạng của kẻ nhớ người ở phương trời trong Chinh Phụ Ngâm:
                       Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt

                       Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

     Hình tượng thơ của bài "Mưa bay trong tiếng chuông" được sử dụng đầy chất triết luận hoặc hội hoạ: Hồn vô định, mưa mênh mang, khúc mưa bay, vọng giữa mưa đêm, khuông trời, gió... trăng... dìu dặt, người và bóng, bản nhạc thơ v.v.... Không gian thực mà ảo. Hiện tại và quá khứ đan xen trong nhau để nói về nỗi tình da diết của nhà thơ với người thiếu nữ đã xa. Tôi xin bình sang đoạn thơ cuối cùng:
                       Ôi, tiếng chuông gảy lên bao ký ức?

                       Kia không gian thao thiết gót chân mềm
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm.

      Những kỉ niệm trong ký ức tràn về theo tiếng chuông. Hình ảnh người con gái từ câu thơ: Mái tóc em bay làn mưa mênh mang /- Đến đây, nhà thơ nhớ lại những ngày cùng dạo bước bên người yêu: Kia không gian thao thiết gót chân mềm /- Cả bóng trăng khuya, con gió dặt dìu, tiếng chuông và làn mưa... cùng hoà trong bản tình xô-nát bên hồ ấy:
                       Gió dìu dặt, ánh trăng suông dìu dặt

                       Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm...

     Hai câu cuối thật hay! Không chỉ với giọng thơ khoan nhặt, mà cả bản tình như được tắm vào trong vũ trụ cuộc sống và tình yêu con người. "Mưa bay trong tiếng chuông" như có tiếng ru thần diệu thấm vào hồn ta, để lòng ta say. Một cái say thâm trầm, da diết. Ngôn ngữ và làn điệu tha thiết. Hình ảnh lại hư hao như ở chốn bồng lai, cõi phật... cuốn hút cảm nhận của ta đắm chìm vào trong đó.
     Trong đoạn thơ cuối này, ta thấy cả khoảng không gian của bài thơ đều qui tụ vào đây. Từ gió, ánh trăng cùng làn mưa đêm và tiếng chuông chùa ngân nga... ẩn hiện bóng hình với bước chân thiếu nữ. Đó là một bản tình ca đằm đìa, xao xiết dưới gió trăng - Như câu thơ đã kết:
                      Bản thơ tình anh vọng giữa mưa đêm
     Nói "Mưa bay trong tiếng chuông" là một bài thơ tình hay hoặc "rất hay!..." cũng đều thoả đáng. Nhưng cảm yêu cái tiếng mưa, những hạt mưa bay đã được thi sĩ Phạm Ngọc Thái gieo suốt bài thơ mà tôi bảo rằng: Đó là một bản tình mưa tuyệt vời !
 
         Tháng 10/2015
Các tác phẩm khác

Cõi sầu riêng Lượt xem: 23067
17/12/2014 16:50
Câu thơ ngây dại đã chết rồi
Trăm năm thương bóng tôi tìm tôi
Mồ hoang cỏ uá hồn ma đói
Rã gánh hát rong bán chợ trời !

Trăng cảo thơm Lượt xem: 17700
17/12/2014 16:49
Có phải em về ngoan dáng thu
Gót nai ngơ ngẩn áo sương mù
Vòng lưng giáng tuyết vai mây trắng
Hoa mưa lá nắng mắt tình thư ?

76. Dòng sông lãng quên Lượt xem: 22116
17/12/2014 16:48
Thân tặng Dương Quân (1)

Chân tay rồi cũng sẽ bỏ ta
Mắt môi tan biến với màu hoa
Trái tim khô héo thành dấu hỏi
Cơm áo lạnh lùng quên thịt da!

75. Cũng không Lượt xem: 27340
17/12/2014 16:46
Hồn đau đốt cháy tình sầu
Nổi trôi vào tận tinh cầu vô danh
Ngập ngừng ánh mắt long lanh
Gặp nhau chưa dám... sao đành biệt ly?

72. Gượng gạo Lượt xem: 34265
17/12/2014 16:45
Gió gọi trăng khuya núi nhớ rừng
Tro tàn bếp lạnh mấy chiều xuân
Cành mai rụng hết hoa ngày Tết
Còn chiếc lá non cũng héo dần!

71. Ngậm ngùi Lượt xem: 22129
17/12/2014 16:44
Kính viếng Thầy Vương Hồng Sển (1)

Người đi: non nước mịt mờ
Bụi hồng giũ sạch, mộng mơ sá gì
Thánh nhân xưa cũng ra đi
Với lòng thanh thản tiếc gì thế gian

Trọn kiếp say Lượt xem: 28679
17/12/2014 16:43
Rừng ngủ sao chim thao thức hoài
Hay là chim nhớ nắng ban mai
Hay là chim tủi thân phiêu bạc
Sợ gãy cánh rồi chim hết bay?

70. Nước Lượt xem: 28186
17/12/2014 16:42
Nước ròng nước lớn sóng van xin
Ve vuốt đôi chân trắng như mình
Lục bình tím mãi lòng sông biển
Nước bỏ bùa yêu nắng tỏ tình!

69. Hồn cây cỏ Lượt xem: 27328
17/12/2014 16:41
Người gần còn tưởng người xa
Người xa còn tưởng bên ta người gần
Tóc râu thực giả khó phân
Chân tay cũng đã bao lần thay xương!

68. Khói Lượt xem: 25351
17/12/2014 16:40
Khói thuốc mưa buồn ôm áo tơi
Chiều tàn đất khách gió tàn môi
Hai tay không đủ che chân lạnh
Mưa chẳng dỗ dành giọt mồ côi!

Hiển thị 1791 - 1800 tin trong 2680 kết quả