nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Nguyễn Khuyến (chữ Hán: 阮勸), tên thật là Nguyễn Thắng (阮勝) , hiệu Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Hà Nam Ninh nay là huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ (Và), xã Yên Đổ nay là xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam[1]. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.
Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (阮宗起, 1796-1853), thường gọi là Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (陳式湍, 1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc (陳公鐲), từng đỗ tú tài thời Lê Mạc.
Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội.
Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên tu chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám và đổi tên từ Nguyễn Thắng thành Nguyễn Khuyến, với hàm ý phải nỗ lực hơn nữa (chữ Thắng có chữ lực nhỏ, chữ Khuyến có chữ lực lớn hơn).
Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ (三元閼堵).
Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.
Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.
Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.
Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ,"Bạn đến chơi nhà", và 3 bài thơ hay về thu: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, hoặc ông viết bằng chữ Việt rồi dịch sang chữ Hán. Cả hai loại đều khó để xác định vì chúng rất điêu luyện.
Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.
Truyện Kiều 2051-2100 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16014
21/08/2013 22:25
2051 “Chỉn en đường sá một mình,
2052 “ở đây chờ đợi sư huynh ít ngày,”
2053 Gửi thân được trốn am mây,
2054 Muối dưa đắp đổi, tháng ngày thong dong,
Truyện Kiều 2101-2150 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 10858
21/08/2013 22:24
2101 “Nơi gần,thì chẳng tiện nơi,
2102 “Nơi xa,thì chẳng có người nào xa.
2103 “Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà.
2104 “Cùng trong thân thích ruột rà,chẳng ai.
Truyện Kiều 2151-2200 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 22807
21/08/2013 22:23
2151 Chém cha cái số hoa đào,
2152 Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!
2153 Nghĩ đời mà ngán cho đời,
2154 Tài tình chi lắm cho trời đất ghen!
Truyện Kiều 2201-2250 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12070
21/08/2013 22:21
2201 “Khen cho con mắt tinh đời,
2202 “Anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
2203 “Một lời đã biết đến ta,
2204 “Muôn chung nghìn tứ, cũng là có nhau!”
Truyện Kiều 2251-2300 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17835
21/08/2013 22:20
2251 Ngất trời, sát khí mơ màng,
2252 Đầy sông kình ngạc, chật đường giáp binh.
2253 Người quen kẻ thuộc chung quanh,
2254 Nhủ nàng hãy tạm lánh mình một nơi.
Truyện Kiều 2301-2350 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 12539
21/08/2013 22:19
2301 Mấy người phụ bạc xưa kia.
2302 Chiếu danh tầm nã, bắt về hỏi tra.
2303 Lại sai lệnh tiễn truyền qua,
2304 Giữ giàng họ Thúc một nhà cho yên.
Truyện Kiều 2351-2400 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 17497
21/08/2013 22:18
2351 Nàng rằng: “Xin hãy rốn ngồi,
2352 “Xem cho rõ mặt, biết tôi báo thù!”
2353 Kíp truyền chư tướng hiến phù.
2354 Lại đem các tích phạm tù hậu tra.
Truyện Kiều 2401-2450 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13031
21/08/2013 22:17
2401 “Rồi đây bèo hợp mây tan,
2402 “Biết đâu hạc nội, mây ngàn là đâu?”
2403 Sư rằng: “Cũng chẳng mấy lâu,
2404 “Trong năm năm lại gặp nhau đó mà.
Truyện Kiều 2451-2500 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14927
21/08/2013 22:15
2451 Có quan tổng đốc trọng thần,
2452 Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài.
2453 Đẩy xe vâng chỉ đặc sai,
2454 Tiện nghi bát tiễu, việc ngoài đổng nhung.
Truyện Kiều 2701-2750 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15513
21/08/2013 21:28
2701 Một lòng chẳng quảng mấy công,
2702 Khéo thay gặp gỡ cũng trong chuyển vần!
2703 Kiều từ gieo xuống duềnh ngân,
2704 Nước xuôi bỗng đã trôi dần tận nơi.
Hiển thị 1681 - 1690 tin trong 2160 kết quả