nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Bài ca mùa Xuân 1961
Lượt xem: 15322
21/08/2013 20:14
Tôi viết bài thơ xuân
Nghìn chín trăm sáu mốt
Cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt
Nắng soi sương giọt long lanh...
Bài ca quê hương
Lượt xem: 15529
21/08/2013 20:13
20 năm dằng dặc xa quê
Nay mới về thăm mừng tái tê...
Mới được nghe giọng hờn dịu ngọt
"Huế giải phóng nhanh, mà anh lại muộn về!"
Bầm ơi
Lượt xem: 24543
21/08/2013 20:12
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Em ơi ... Ba Lan
Lượt xem: 17812
21/08/2013 20:11
Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng ngàn
Anh đi, nghe tiếng người xưa vọng
Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn
Ta đi tới
Lượt xem: 19631
21/08/2013 20:10
Ta đi giữa ban ngày
Trên đường cái, ung dung ta bước.
Đường ta rộng thênh thang tám thước
Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên
Từ ấy
Lượt xem: 15262
21/08/2013 20:09
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Việt Nam máu và hoa
Lượt xem: 13141
21/08/2013 20:08
Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ
Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ
Một trời êm ả, xanh không tưởng
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ
Mẹ Suốt
Lượt xem: 16012
21/08/2013 20:07
Lặng nghe mẹ kể ngày xưa
Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình
Mẹ rằng: Quê mẹ Bảo Ninh
Mênh mông sông biển, lênh đênh mạn thuyền
Hãy nhớ lấy lời tôi
Lượt xem: 12591
21/08/2013 20:06
Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra.
Nhớ Việt Bắc
Lượt xem: 15627
21/08/2013 20:04
Ta về , mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Hiển thị 1751 - 1760 tin trong 2187 kết quả