nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Canh cá tràu
Lượt xem: 13426
18/08/2013 17:21
Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
Khế trong vườn thêm một tý rau thơm
Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ
Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!
Bữa cơm thường trong Bản nhỏ
Lượt xem: 12551
18/08/2013 17:20
Từ có Bác cuộc đời chợt sáng
Bát cơm no ngày tám tháng ba
Cơm thơm ăn với cá kho
Công đức Bác Hồ bản nhớ nghìn năm
Những sợi tơ lòng
Lượt xem: 12172
18/08/2013 17:18
Tôi không muốn đất trời xoay chuyển nữa
Với tháng ngày biền biệt đuổi nhau trôi
Xuân đừng về ! Hè đừng gieo ánh lửa !
Thu thôi sang ! Đông thôi lại não lòng tôi !
Chiều Xuân
Lượt xem: 15098
18/08/2013 17:17
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
Với tôi, tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Đêm Xuân sầu
Lượt xem: 17207
18/08/2013 17:16
Trời xuân vắng, cỏ cây rên xào xạc
Bóng đêm luôn hoảng hốt mãi không thôi.
Gió xuân lạnh, ngàn sâu, thời ca hát
Trăng xuân sầu, sao héo, cũng thôi cười.
Khoảng cách
Lượt xem: 15239
18/08/2013 17:15
Khi em xoay lưng lại với anh
Hai đứa cách nhau một vòng quay trái đất
Khi hai đứa mắt đã soi trong mắt
Thì không gian còn khoàng cách nào đâu
Rét đầu mùa nhớ người đi phố Biển
Lượt xem: 12061
18/08/2013 17:15
Cái rét đầu mùa anh rét xa em
Đêm dài lạnh chăn chia làm hai nửa
Nửa đắp cho em ở vùng sóng bể
Nửa đắp cho mình ở phía không em ./.
Chia
Lượt xem: 22748
18/08/2013 17:14
Em đi về phía ấy
Anh chia cho nỗi buồn
Chia cho cơn mưa nhỏ
Và nắng quái chiều hôm
Bánh vẽ
Lượt xem: 15447
18/08/2013 17:13
Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm lên nhấm nháp.
Chả là nếu anh từ chối
Chùm nhỏ thơ yêu
Lượt xem: 14419
18/08/2013 17:11
Anh cách em như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ thế
Sắp gặp em rồi, sóng lại đẩy xa thêm
Hiển thị 2001 - 2010 tin trong 2187 kết quả