nguồn : http://vi.wikipedia.org
Tế Hanh (1921 - 2009), tên thật là Trần Tế Hanh [1]; là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến.
Ông sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921 tại làng Đông Yên, phủ Bình Sơn; nay là xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha ông là Trần Tất Tố, làm nghề dạy học và làm thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là nhạc sĩ Trần Thế Bảo.
Thuở nhỏ, ông học ở trường làng, trường huyện. Năm 15 tuổi, ông ra học tại trường Khải Định (tức Quốc Học Huế).
Sẵn tính ham thích thơ, lại được thi sĩ Huy Cận "chỉ vẽ"[2], nên Tế Hanh bắt đầu sáng tác. Năm 1938, 17 tuổi, ông viết bài thơ đầu tiên: "Những ngày nghĩ học".
Sau đó, ông tiếp tục sáng tác, rồi tập hợp thành tập thơ Nghẹn ngào. Năm 1939, tập thơ này được giải khuyến khích của Tự Lực văn đoàn.
Năm 1941, Tế Hanh và thơ của ông ("Quê hương", "Lời con đường quê", "Vu vơ", "Ao ước") được Hoài Thanh và Hoài Chân giới thiệu trong cuốn Thi nhân Việt Nam (xuất bản năm 1942).
Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,
Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ. Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.
Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I[3]
Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 07 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não [4].
Ngoài thơ, Tế Hanh còn dịch nhiều tác phẩm của các nhà thơ lớn trên thế giới, viết tiểu luận phê bình văn học, thơ thiếu nhi.
Tế Hanh là nhà thơ khá nổi tiếng, sáng tác cùng thời với Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận...và là một trong ba thi sĩ sinh quán tại Quảng Ngãi nổi danh ngay từ trước năm 1945: Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh.
Trích một số nhận xét viết về thơ của ông:
Lưu học sinh
Lượt xem: 32120
17/12/2014 10:26
Một tiếng cò qua trong gió mau
Đưa hồn nhớ cảnh đã phai màu
Từ năm giống ái vừa gieo hạt
Cho đến bây giờ mộng chín sau.
Kỷ niệm
Lượt xem: 23536
17/12/2014 10:24
Ôi ngắn ngủi là những giờ họp mặt!
Ôi vội vàng là những phút trao yêu!
Vừa nắng mai sao đã đến sương chiều?
Em hờ hững, để cho lòng anh lạnh.
Gặp gỡ
Lượt xem: 22161
17/12/2014 10:23
Buổi chiều hôm ấy đáng muôn hôn,
Hôn gió hôn mây với cả hồn
Hôn cái khúc đường, hôn cả bóng
Hàng cây xanh biếc dưới hoàng hôn.
Xuân không mùa
Lượt xem: 29896
17/12/2014 10:23
Một ít nắng, vài ba sương mỏng thắm,
Mấy cành xanh, năm bảy sắc yêu yêu.
Thế là xuân. Tôi không hỏi chi nhiều.
Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng.
Yêu mến
Lượt xem: 27704
17/12/2014 10:22
Bao nhiêu sầu, ôi sầu biết bao nhiêu,
Khi yêu tình, khi theo mãi tình yêu!
Một phút gặp thôi là muôn buổi nhớ,
Vài giây trông khơi mối vạn ngày theo.
Xuân đầu
Lượt xem: 25563
17/12/2014 10:20
Tặng Hồ Cũ
Trời xanh thế ! hàng cây thơ biết mấy!
Vườn non sao ! đường cỏ mộng bao nhiêu,
Khi Phạm Thái gặp Quỳnh Như thuở ấy,
Khi chàng Kim vừa được thấy nàng Kiều.
Xa cách
Lượt xem: 26422
17/12/2014 10:19
Có một bận, em ngồi xa anh quá,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.
Em xích gần thêm một chút; anh hờn.
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa
Vội vàng
Lượt xem: 17381
17/12/2014 10:19
Tặng Vũ Đình Liên
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Vô biên
Lượt xem: 19952
17/12/2014 10:18
Như kẻ hành nhân quáng nắng thiêu,
Ta cần uống ở suối thương yêu;
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
Sóng mắt, lời môi, nhiều-thật nhiều !
Với bàn tay ấy
Lượt xem: 22260
17/12/2014 10:17
Với bàn tay ấy ở trong tay,
Tôi đã nguôi quên hận tháng ngày,
Một tối trăng cao gieo mộng tưởng
Vào lòng gió nhẹ thẩn thơ bay.
Hiển thị 1511 - 1520 tin trong 2187 kết quả