nguồn : http://vi.wikipedia.org
Thanh Tùng (sinh ngày 7 tháng 11 năm 1935-), tên thật là Doãn Tùng (con cụ Doãn An), sinh tại Mỹ Lộc, Nam Định, nhưng trưởng thành tại thành phố Hải Phòng. Các bài thơ nổi tiếng của ông đều viết về thành phố Hoa phượng đỏ.
Là nhà thơ Việt Nam, tác giả của bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng cùng tên.
Thanh Tùng làm nghề khuân vác trên bến cảng Hải Phòng, sau đó chuyển sang làm công nhân đóng tàu. Có thời gian dài ông làm nghề áp tải.[1]. Thời kỳ bài thơ "Thời hoa đỏ" được phổ nhạc, ông hành nghề bán sách trên vỉa hè sau khi thôi làm công nhân đóng tàu.
Trong nhiều năm sáng tác thơ, Thanh Tùng chưa tạo ra các "sự kiện to lớn" để báo chí viết về ông nhiều như là "người của công chúng". Tuy nhiên, ông có những bài thơ được phổ nhạc trở nên rất nổi tiếng là Thời hoa đỏ (nhạc Nguyễn Đình Bảng), Hà Nội ngày trở về (nhạc Phú Quang)... Sở dĩ Doãn Tùng lấy bút danh Thanh Tùng vì ông thương người em ruột tên là Thanh mắc bệnh tâm thần nên đem tên em vào trước tên mình.[1]
Năm 1997, ông được cử làm đại diện của Việt Nam sang Hy Lạp đọc thơ với đại biểu các nước. Năm 2001, Thanh Tùng mới xuất bản tập thơ đầu tiên cho riêng mình mang tên Thời hoa đỏ (NXB Văn học) được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải thưởng năm 2002[cần dẫn nguồn]. Ngoài bài thơ Hà Nội ngày trở về, Phú Quang còn chọn 2 bài thơ khác của ông là Người về và Mùa thu giấu em để phổ nhạc.[1]
Thanh Tùng từng trải qua hai cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân lần đầu của ông đã tan vỡ. Cuộc tình này được mô tả là hai người "đến với nhau bắt đầu và kết thúc cũng vì thơ". Người vợ đầu của Thanh Tùng (tên Thanh Nhàn) ở Hải Phòng nổi tiếng có nhan sắc, sau đó đã chia tay ông đi lấy người khác ở Quảng Ninh[cần dẫn nguồn]. Tuy chia tay nhau nhưng Thanh Tùng vẫn yêu thương người vợ này.[2]
Năm 1973, nghe tin người vợ cũ qua đời vì bệnh tim, ông tức tốc xuống Quảng Ninh nơi bà đã sống trong những tháng ngày xa ông để tiễn đưa nhau lần cuối. Và bài thơ Thời hoa đỏ đã ra đời trong hoàn cảnh này. Nhân vật nữ trong bài thơ chính là người vợ đầu trong mối tình tan vỡ của ông[2]
Năm 1995, theo sự mai mối của vợ chồng nhà thơ Hoàng Hưng, Thanh Tùng vào Nam lập gia đình mới khi đã 60 tuổi. Người vợ thứ 2 của ông là thanh niên xung phong thời chống Mỹ, cũng là một độc giả yêu mến thơ của ông.[1][2] Sau khi vào nam, ông đã sáng tác trường ca Phương Nam.
Nhạc sĩ Phú Quang có nhận xét về thơ của Thanh Tùng:
Nụ cười
Lượt xem: 5800
15/08/2013 18:22
Trăng lên, nước lặng, tre la đà
Rơi bóng im trên đám cỏ hoa
Tiếng động sau cùng lau cỏ mọc
Tiếng ca chen lấn từ trong ra.
Nỗi buồn vô duyên
Lượt xem: 6282
15/08/2013 18:21
Sầu lên cho tới ngàn khơi,
Ai đâu ráo lệ, chưa lời nói ra.
Chiều nay tàn tạ hồn hoa,
Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào!
Những giọt lệ
Lượt xem: 5318
15/08/2013 18:19
Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?
Bao giờ tôi hết được yêu-vì,
Bao giờ mặt nhật tan thành máu
Và khối lòng tôi cứng tợ si?
Nhớ Trường Xuyên
Lượt xem: 3531
15/08/2013 18:18
Trường Xuyên ơi! Trường Xuyên ơi!
Viết chẳng nên câu nói nghẹn lời
Mây nước bao la tình lẳng lặng
Gió sương mờ mịt nhớ chơi vơi
Nhớ thương
Lượt xem: 7422
15/08/2013 18:17
Trầm ngán nghê bay trong lãnh cung
Xuân thơm bối rối ngọt vô cùng
Ôi chao, Thánh thượng vô tâm quá,
Lòng thiếp buồn như một tấm nhung!
Nhớ nhung
Lượt xem: 6451
15/08/2013 18:16
Từ ấy anh ra đi
Ngoài song không gió thoảng
Hoa đào vắng mùi hương
Lòng em xuân hờ hững.
Nhớ chăng
Lượt xem: 6184
15/08/2013 18:15
Nhớ chăng? Anh cùng em nô đùa
Ngây thơ như trẻ lên ba
Nguồn thơm
Lượt xem: 5187
15/08/2013 18:14
Trí đang no và khí xuân đương khỏe,
Nhạc đương say và rượu vẫn còn thơm,
Nên muôn cánh thủy tiên chưa dám hó hé
Trong phút giây trang trọng của linh hồn.
Ngủ với trăng
Lượt xem: 4778
15/08/2013 18:13
Ta không nhấp rượu
Mà lòng ta say
Vì lòng nao nức muốn
Ghì lấy đám mây bay
Ngoài vũ trụ
Lượt xem: 5592
15/08/2013 18:12
Lụt Hồng thủy trời không cho tái lại,
Khiến bồ câu bay bổng quá không gian.
Hiển thị 2181 - 2190 tin trong 2224 kết quả